Chú Giải Tin Mừng Thứ Hai Tuần XVI Mùa Thường Niên (Mt 12,38-42) | Giáo Phận Phú Cường

CHÚ GIẢI TIN MỪNG
THỨ HAI TUẦN XVI MÙA THƯỜNG NIÊN
TIN MỪNG: Mt 9,18-26

Noel Quesson - Chú Giải

Bài đọc I: Xh 14,1-18

Người ta báo tin cho vua Ai Cập hay dân chúng đã trốn đi rồi, Pharaô liền đổi lòng.

Phải khi biến cố cố xảy ra, Pharaô ý thức rằng ông sắp mất một tay thợ rẻ tiền. Khi ấy ông đổi ý. Đã để cho dân Do Thái ra đi ông lại bổ vào việc săn đuổi theo họ.

Vua chuẩn bị xe, đem theo sáu trăm xe hảo hạng và tất cả loại xe, trong xứ Ai Cập, cùng các vị chỉ huy toàn thể quân đội.

Những đồ chạm nổi cho chúng ta thấy hình ảnh của đạo quân tinh nhanh đáng sợ này. Bình thường những người đi bộ như dân Do Thái hẳn đã thất thế trước.

Những người Ai Cập bắt gặp họ đóng trại gần biển.

Đây là biểu tượng của hoàn cảnh không lối thoát: bị dồn xuống biển, trước đoàn quân hùng mạnh hơn họ. Trước hết, hãy cố tưởng tượng thảm cảnh đã diễn ra. Rồi hãy nghĩ tới lễ Vượt Qua quyết liệt, lễ của Chúa Giêsu Kitô, sẽ giải gỡ chúng ta khỏi tình trạng còn căn bản hơn sự sống lại của Chúa Giêsu giải thoát Người và chúng ta khỏi chính sự chết!

Mỗi lễ Phục sinh, mỗi thánh lễ đều cho phép chúng ta tạ ơn vì Chúa đã thương can thiệp mà giải thoát chúng ta.

Chúa để cho lòng Pharaô ra cứng cỏi.

Kiểu nói này chạm mạnh đến tâm thức hiện thời của chúng ta.

Để hiểu được, phải đặt nó gần các kiểu nói khác, như kiểu nói chúng ta đã gặp trên kia (“Pharaô đổi lòng") hay những kiểu nói bề ngoài trái ngược (“Pharaô cứng lòng") (Xh 8,11-15-9,7).

Người Xêmit không có cùng một ưu tư như chúng ta khi thấy sự tự do của con người và sự thúc đẩy của Thiên Chúa cụ thể đè lấp lên nhau. Và thật sự chúng ta đang ở trước một trong các mầu nhiệm lớn lao nhất: Khi ấy họ liên tiếp quả quyết hai điều:

Chúa để cho lòng Pharaô ra cứng cỏi…

Pharaô cứng lòng…

Au là quá lạm dụng khi quy trách cho Thiên Chúa sự dữ người ta gây nên? Nhưng hơn cả chúng ta, các tác giả Kinh thánh các quyết lãnh vực tối thượng của Thiên Chúa trên mọi người… Chúng ta đừng tưởng rằng sự dữ làm cho Thiên Chúa bị chưng hửng. Mầu nhiệm đáng sợ biết bao!

Lạy Chúa, xin giúp chúng con đừng cứng lòng.

Xin cứu chúng con khỏi mọi tham vọng muốn sống độc lập

Con cái Israel quá khiếp sợ và nói cùng Môsê rằng: ông hãy để mặc chúng tôi làm nô lệ cho người Ai Cập còn hơn là chết trong sa mạc.

Đó là cơn thử thách của Đức tin.

Vừa mới thoát cảnh nô lệ, họ lại sẵn sàng trở lui. Vì những lợi lộc họ có thể rút tỉa được bất kể mọi sự.

Phải đây cũng là thử thách đối với chúng ta và vấn nạn của chúng ta là: Hiểu thế nào về vị Thiên Chúa, tự biểu lộ như Đấng cứu tinh mà bề ngoài lại để cho người của mình rơi vào cảnh khốn cùng?

Xin anh em đừng sợ, hãy vững lòng và anh em sẽ thấy Thiên Chúa hôm nay của chúng ta thế nào…Chúa sẽ chiến đấu cho anh em.

Bị thử thách khắc nghiệt, Đức tin phải thắng vượt bởi một đức tin tinh ròng. Phải rũ bỏ mọi tin tưởng ở mình mà phó thác hoàn toàn vào Đấng khác. Điều đó luôn hiện đại. Vâng, lạy Chúa chúng con tin, nhưng hãy thêm Đức tin cho chúng con.

Bài đọc II: Mk 6,1-4.6-8

Hãy nghe lời Đức Giavê phán: Đứng dậy! Hãy cãi lộn với các núi non. Hỡi các núi non, hãy nghe Đức Giavê tranh cãi.

Vào tháng hè, chúng ta có cơ may được nhìn ngắm "núi non". Trong Kinh Thánh các ngọn núi là núi được chọn để gặp gỡ Thiên Chúa như: Sinai, Nebo Garigim, Sion, Carmel.

Tất cả các núi ở Palestine đều có một vai trò biểu tượng cho

Cuộc gặp gỡ Thiên Chúa.

Khi thấy hình ảnh tượng trưng này? chúng ta hãy để tâm suy nghĩ: Núi là:

Chóp đỉnh cao, gần trời hơn... nơi chúng ta phải đi lên.

Nơi có không khí trong lành, những khoảng không thinh lặng…

Nơi mà chúng là có cảm tưởng là một cái gì không thay đổi, vững chắc, mạnh mẽ, cường tráng hơn con người mỏng dòn...

Trong kinh Thánh, các ngọn núi thường được nhân cách hoá (Genèse 49,26; Ez 35,36; Tv 68,17).

 Ở đây, núi non được Thiên Chúa dùng để làm chứng cho việc Người bắt đầu xét xử dân Người. "Hỡi núi non, hãy nghe!"

Bởi vì Đức Giavê tranh luận với dân Người. Hỡi dân Ta, Ta đã làm gì cho ngươi, ngươi chán ngán Ta về chuyện gì? Hãy trả lời Ta.

Bản văn này đã được lấy lại trong các bài Thánh ca, ngày thứ Sáu Thánh. Thiên Chúa chúng ta không phải là một hữu thể trừu tượng và vô cảm. Người bị tổn thương, Người than vãn như một người tình thất vọng.

Trong lời cầu nguyện, tôi phải tìm xem tôi có thể phỉnh gạt Thiên Chúa ở điểm nào?

 Phải chăng vì Ta đã đem người ra khỏi Ai Cập, đã chuộc ngươi ra khỏi nhà nô lệ.

Niềm đau khổ trước nhất của Thiên Chúa là sự vô ân của dân Người.

Lạy Chúa, xin cho hồn con biết dâng lời cảm tạ biết nhận ra các ơn lành đã lãnh nhận.

Trước khi vào đền thờ Người tín hữu hỏi vị thượng tế: Tôi phải làm gì để trình diện trước nhan Đức Giavê? Có phải tôi phải dâng các bò tơ để làm lễ thượng tiến? để lãnh nhận ơn lành của người, phải chăng tôi phải dâng cả trăm con cừu đực, đổ cả vạc dầu lên tế đàn? Phải chăng tôi phải dâng con đầu lòng cho tội lỗi tôi, hoa quả của lòng dạ tôi cho tội lỗi tôi?

Câu hỏi cho ta thấy người tín đồ sẵn sàng làm tối đa, sẵn sàng dẫn những của lễ đắt giá.

Chúng ta cũng vậy, nhiều lần quan điểm này cũng xảy đến cho ta để nghĩ rằng Thiên Chúa chờ đợi những nghi lễ, những lễ vật đắt giá.

Hãy nghe ngôn sứ Mikha trả lời:

Người ta đã cho ngươi biết, cái gì là việc tốt, điều gì Đức Giavê đòi hỏi ngươi! Không gì khác là:

Thực hành công lý... (sứ điệp của Amos).

Yêu chuộng nhân nghĩa (sứ điệp của Osée).

Bước đi khiêm tốn với Thiên Chúa ngươi... (sứ điệp của Isaia).

Đó là họa ảnh của con người theo tâm tình của Thiên Chúa Điều Thiên Chúa chờ đợi nơi ta, Người lặp lại trước tiên không phải là cuộc tế tự đúng nghi thức, nhưng là việc thực hành trọn vẹn ba thái độ đạo đức: trong cuộc sống ăn ở ngay chính, nhân hậu và khiêm tốn trước nhan Thiên Chúa.

Đó là câu hỏi, câu hỏi độc nhất Thiên Chúa luôn đặt ra cho tôi. Tôi sẽ trả lời sao, Hôm Nay?

BÀI TIN MỪNG: Mt 12,38-42

Bấy giờ có mấy kinh sư và mấy người Pharisêu nói với Đức Giêsu rằng: “Thưa Thầy, chúng tôi muốn thấy Thấy làm một dấu lạ”.

Chúng ta cũng hay nêu vấn đề như vậy đó với Thiên Chúa. Tại sao Thiên Chúa không viết rõ nêu Người trên vòm trời khiến ta có thể đọc được... Tại sao Người lại không đưa ra một bằng chứng hiển nhiên - về sự hiện diện của Người…để không ai còn có thể nghi ngờ được nữa?

Và như thế những kẻ vô thần và dân ngoại bó buộc phải khuất phục. Còn các tín hữu sẽ vững tâm hơn? Tại sao Thiên Chúa không làm dấu lạ đó?

Bởi vì dấu lạ không là đối trọng của Đức tin chúng ta. Nếu Thiên Chúa hiển lộ trong một "dấu chỉ trên trời" kỳ diệu, có lẽ Người không còn là Thiên Chúa theo cung cách Người muốn thể hiển nữa...Người chọn kiểu Thiên Chúa, tôi tớ phục vụ con người để người ta yêu thương. Thiên Chúa không muốn cưỡng bức con người bằng hàng loạt thị uy và dấu lạ. Thiên Chúa chọn cách tôn trọng tự do mà Người đã ban tặng cho con người. Người chọn cách chiếm đoạt tình yêu của con người quạ cái chết vì họ.

Người là một Thiên Chúa Tình yêu. Còn chúng ta lại muốn Người thể hiện cách khác.

Chúng sẽ không được dấu lạ nào, ngoài dấu lạ ngôn sứ Giona.

Giona đã bị cầm giữ ba ngày "trong cõi chết", rồi ông được Thiên Chúa cứu thoát, và được sai gửi đến: thành Ninivê để rao giảng giúp người ta hoán cải. Đó là dấu lạ " duy nhất mà Thiên Chúa muốn trao ban.

Con Người cũng ở trong lòng đất ba ngày ba đêm như vậy.

Dấu chỉ của Thiên Chúa, đó là cái chết của Đức Giêsu, cuộc Phục sinh của Người... và người ngoại hoán cải để đón nhận ơn cứu độ. Nói chung, đó là mầu nhiệm Phục sinh

Dân thành Ninivê nữ hoàng Phương Nam... đến ngày phán xét sẽ trỗi dậy và kết án thế hệ này vì xưa dân ấy đã sám hối khi nghe ông Gioan rao giảng, mà đây còn có người cao trọng hơn ông Giona nữa.

Ninivê, thủ đô At-si-ri là biểu tượng của thành phố dân ngoại, đầy cao ngạo và thối nát, Đức Giêsu lấy đó làm gương cho Pharisêu, là nhóm người cứ tưởng mình công chính và quá tự tin nơi mình: đúng thế, một số người ngoại gần cận Thiên Chúa hơn là một số tín hữu... Đức Giêsu loan báo, người ngoại sẽ thay chỗ con cái ít-ra-en khi họ hoán cải, và sẽ được dự phần vào việc phán quyết trong ngày chung thẩm.

Dấu chỉ cứu độ mà Thiên Chúa cống hiến cho mọi người, mọi chủng tộc, cho tất cả những ai chưa được nghe biết ta có thể nhận ra nó chung quanh ta không?

Chúng ta xin Thiên Chúa ra “dấu chỉ ", Người ban cho chúng ta. Nhưng ta không biết nhận ra những dấu chỉ đó. Ta không biết giải thích chúng. Ta muốn những dấu chỉ theo ý ta, tự ta có thể phán đoán, phù hợp với quy chiếu và Ước muốn của ta thực ra, thế giới, lịch sử đầy rẫy những dấu chỉ về Thiên Chúa.

Một trong những mục đích của việc " duyệt lại đời sống" là cùng nhau học hỏi để “đọc được các dấu chỉ của Thiên Chúa trong các biến cố ". Thiên Chúa đang làm việc trong thế giới mầu nhiệm Phục sinh vẫn tiếp diễn tại đó.

Thiên Chúa vẫn làm hiệu cho chúng ta. Những đó là những dấu chỉ kín nhiệm: ta có thể ngang qua sát bên mà không nhìn thấy! Lạy Chúa, xin ban cho chúng con những cặp mắt mới.

 

Giáo phận Nha Trang - Chú Giải

Về dấu lạ Giô-na.

HOÀN CẢNH:

Các luật sĩ và biệt phái đã từng nghe Đức Giê Su giảng dạy và chứng kiến nhiều phép lạ Người đã làm, nhưng họ đã không nhận ra thân thế của Người là Đấng Cứu Thế. Hơn nữa, theo các sách Khải Huyền đang thịnh hành lúc bấy giờ, Nước Trời Đến sẽ có kèm theo dấu chỉ trên không trung, vì thế một số biệt phái và luật sĩ xin Đức Giê Su làm một dấu lạ trên trời để họ có thể tin vào Người. Đức Giê Su nhìn thấy: quả thật, họ đại diện cho ca một thế hệ gian ác, bất trung với Thiên-Chúa, chỉ tò mò về những việc phi thường mà không có lòng tin. 

Ý CHÍNH:

Bài tin mừng hôm nay ghi lại câu chuyện chung quanh dấu chỉ Giô-na, để trình bày về niềm tin như một ân huệ chứ không phải niềm tin do điều kiện.

TÌM HIỂU:

38 “Thưa thầy, chúng tôi muốn thấy Thầy làm một dấu lạ”:

Dựa theo quan niệm chung của người Do Thái thời ấy, các luật sĩ và biệt phái đòi Đức Giê Su làm một dấu lạ nhãn tiền trên trời.

39 “Thế hệ gian ác và ngoại tình này đòi dấu lạ…”:

Gian ác: vì họ đòi Đức Giê Su làm một dấu lạ. Qua đòi hỏi này, không phải họ chỉ muốn có bằng chứng rõ ràng để tin Người là Thiên Sai thật, mà sâu xa hơn, họ có ý khiêu khích, thách thức Người. Bởi vì họ không tin trong lòng ngay từ đầu, vừa cho là các phép lạ Người làm chưa đủ thuyết phục họ.

Ngoại tình: Đức Giê Su phiền trách các thế hệ những kẻ sống thời Người, là “ngoại tình”, nghĩa là thế hệ hư đốn, cứng tin, bất trung với Giao Ước giống như người vợ ngoại tình bất trung với chồng.

40 “Ông Giô-na đã ở trong bụng cá ba ngày…”:

Hồi Đức Giê Su ở Ga-li-lê, các biệt phái đã xin người cho xem điều lạ trên trời. Nay các biệt phái ở Giu-đê cũng lại yêu cầu điều đó. Cũng như lần trước, Người không cho, vì biết họ chỉ cố ý khiêu khích Người. Người hứa cho họ xem một phép lạ cả thể: đó là việc người chết sống lại. Nhưng Người mượn tích truyện ông Giô-na để nói với họ.

Khi bị bỏ xuống biển, có con cá khổng lồ nuốt Giô-na vào bụng, giữ ba ngày đêm, rồi thả ông ra trên bãi biển. Câu chuyện này có ý nói đến việc Đức Giê Su sẽ chịu chết, nằm trong mộ ba ngày rồi sẽ sống lại ra khỏi mộ.

41-42 “Trong cuộc phán xét, dân thành Ni-ni-vê sẽ trỗi dậy cùng với thế hệ này…”:

Chúa hứa cho họ xem thấy dấu lạ “sự chết và sự phục sinh của Người”. Đó là dấu lạ vĩ đại hơn việc Giô-na ngày xưa ở trong bụng cá ba ngày đêm. Và Người cảnh cáo sự phán xét nặng nề hơn đối với họ, khi họ cứng lòng tin đối với Người. Bởi vì dân thành Ni-ni-vê đã biết hối cải khi gặp dấu lạ Giô-na, kém lớn lao hơn biến cố chết và sống lại của Người. Và nữ hoàng Sê-ba đã biết nghe lời khôn ngoan của Sa-lô-môn, nhưng sự khôn ngoan của Sa-lô-môn cũng chưa so sánh được với Người; vì sự khôn ngoan của Người chính là sự khôn ngoan của Thiên-Chúa.

NHẬN THỨC VÀ ÁP DỤNG:

1. “Thưa Thầy, chúng tôi muốn thấy Thầy làm một dấu lạ”:

Thông thường người ta thích xem những biến cố lạ lùng, thích xem những tin tức giật gân để thỏa mãn tính hiếu kỳ.

Người Kitô hữu chúng ta cũng thường tỏ ra yêu thích những phép lạ và những sự can thiệp nhãn tiền của Chúa để thêm lòng phấn khởi hay đắc thắng, hơn là để đào sâu đức tin bằng cách mộ mến Thánh Kinh, học hỏi lời Chúa, chăm chú nghe lời giảng dạy, hoặc để lo thăng tiến đời sống đạo bằng cách sống bác ái gương mẫu.

2. “Thế hệ gian ác và ngoại tình này …”:

- Chúng ta có thể là gian ác khi đòi hỏi Chúa làm phép lạ, để thỏa mãn lòng đắc thắng.

- Chúng ta có thể là gian ác khi chúng ta được nghe giảng dạy nhiều, mà không biến chuyển đời sống cho phù hợp với Tin-Mừng.

- Chúng ta có thể là gian ác khi chúng ta chai lì trong đời sống đạo tầm thường, không khác hơn những người chưa có đức tin.

- Chúng ta ngoại tình khi chúng ta sống đạo vụ hình thức, hoặc chưa thật sự trọn vẹn cho Chúa, mà còn để lòng mình quyến luyến các thụ tạo hơn Chúa, đam mê các thú vui trần thế hơn được sống bên Chúa, với Chúa và vì Chúa.

- Chúng ta ngoại tình khi chúng ta bất trung với Chúa, phản bội tình thương của Chúa và từ bỏ Chúa, để chạy theo thế gian, xác thịt và ma quỷ.

3. Trong cuộc phán xét rất có thể chúng ta bị kết án nặng nề hơn người khác, vì chúng ta đã làm mất ơn Chúa, đã không dùng ơn Chúa mưu ích cho sự sống đời đời, và nhất là đã khinh thường những phương thế Chúa ban qua Hội Thánh để chăm sóc cho phần rỗi.

4. Phép lạ vẫn xảy ra hàng ngày trên bàn thờ của mỗi thánh lễ: đó là bánh và rượu trở thành Mình và Máu Chúa Giê-su: chúng ta có dựa vào đó để cũng cố đức tin, nâng cao đời sống nội tâm và sống gắn bó với bí tích Thánh Thể mỗi ngày một hơn không?

5. Dân thành Ni-ni-vê, nghe lời Giô-na giảng đã ăn năn sám hối. Chúng ta có lắng nghe Hội Thánh kêu mời trong các mùa chay, Mùa Vọng và nhất là hàng ngày trước khi cử hành thánh lễ để thanh tẩy đời sống cho xứng đáng với ơn Chúa không?

6. Nữ hoàng phương Nam đã từ tận cùng trái đất đến nghe lời khôn ngoan của vua Sa-lô-môn; những lời giảng của Chúa qua Hội Thánh chúng ta có chăm chỉ và chịu khó lắng nghe để học hỏi, tìm hiểu và sống lời Chúa không?

©2020 - GIÁO XỨ HƯNG VĂN. All rights reserved.